Kính thưa các thầy cô giáo, các em học sinh trong toàn trường thân mến!
Nối tiếp phần 1 phần 2 của tài liệu Sống khỏe mỗi ngày và cách phòng chống các yếu tố độc hại cơ bản tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Quần áo giặt khô có thể mặc ngay được không? Những người nào không nên dùng kính áp tròng? Làm thế nào lựa chọn bát đũa và dụng cụ nhà bếp an toàn cho sức khỏe? Bí quyết sống khỏe và trường thọ của cổ nhân? 36 lời khuyên sống khỏe mỗi ngày... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Trong buổi giới thiệu sách hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu tới các thầy cô giáo, các em học sinh cuốn sách “Sống khỏe mỗi ngày và cách phòng chống các yếu tố độc hại cơ bản” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật ấn hành và lưu chiểu năm 2016.
Với độ dày 172 trang, khổ sách 12,5 x 20,5 cm do tác giả Trịnh Thị Liên, Ngô Hải Linh sưu tầm biên soạn.
Với hình nền màu vàng nổi lên dòng chữ sách “Sống khỏe mỗi ngày và cách phòng chống các yếu tố độc hại cơ bản” thu hút bạn đọc tìm đến nội dung cuốn sách.
Cuốn sách bao gồm 101 bài về sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày.
- Độc tố tự nhiên thường gặp trong thực phẩm là gì?
- Làm thế nào phân biệt nấm độc và nấm không độc?
- Loại rau quả nào có độc tố tự nhiên? Cách đề phòng mối nguy hại đó?...
Cuốn sách bao gồm hơn 100 câu hỏi, đáp ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về các yếu tố đôch hại, các loại tai nạn, hiểm họa, bệnh tật thường gặp trong cuộc sống, một số phương pháp phòng tránh, một số biện pháp sơ cứu, xử lý khi chẳng may gặp tai nạn, hiểm họa...
Quần áo giặt khô có thể mặc ngay được không? Quần áo vừa giặt khô ở hiệu giặt là về không nên mặc ngay, vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện tại, đa số các cửa hàng giặt là đều dùng tetracloroetylen, là hoạt chất ngậm nước. Chất hóa học này có ảnh hưởng lớn đến hệ thống thần kinh. Khi con người hít thở phải hóa chất này trong thời gian dài sẽ rất dễ mắc ung thư thận và các bệnh khác. Trong quá trình giặt khô quần áo hấp thụ rất mạnh, chất hóa học này lưu giữ và tỏa mùi nồng gắt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ em, bởi vì chất này chứa lượng clorua và rất nhạy cảm với trẻ nhỏ. Sau khi giặt khô quần áo không nên mặc ngay, cũng không nên treo ngay vào tủ quần áo. Không khí trong tủ quần áo không được lưu thông sẽ làm cho dư lượng chất hóa học còn lưu lại trên quần áo càng dễ dàng gắn chặt vào các sợi vải, do đó sẽ làm cho ô nhiễm quần áo khác trong tủ đồ. Cách làm tốt nhất là treo quần áo sau khi giặt xong từ hiệu giặt về ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời, làm cho dư lượng hóa chất bay đi hết, đến khi ngửi không còn mùi chất hóa học nữa thì có thể sử dụng được.
Thị lực và những bất tiện khi đeo kính có gọng, cũng vì lý do thẩm mỹ, nghề nghiệp, đeo kính áp tròng đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, kính áp tròng không phải luôn phù hợp với tất cả mọi người. Những người sau đây không nên đeo kính áp tròng: - Những người dễ dị ứng khi đeo kính áp tròng, dễ bị viêm nhiễm, ngứa mắt, viêm kết mạc và sưng mắt... nếu không chữa trị lâu ngày sẽ rất nguy hiểm đến thị lực. - Những người có tiền sử bệnh glocom, viêm kết mạc, kết tràng giác mạc, viêm túi lệ mãn tính, cường giáp và các bệnh liên quan khác phải chữa trị khỏi bệnh mới được dùng kính áp tròng. - Học sinh tiểu học, trung học cơ sở đang trong quá trình phát triển, trục nhãn cầu chưa hoàn thiện, nếu như dùng kính áp tròng quá sớm hoặc dùng trong thời gian dài rất dễ làm cho giác mạc thiếu oxy, cản trở quá trình trao đổi chất và nhiều tác dụng phụ khác. - Những người từ 40 tuổi trở lên, các tổ chức mắt bắt đầu có những thay đổi rất rõ rệt, đặc biệt là nhãn cầu đã giảm khả năng đàn hồi. Lúc này nếu như trên bề mặt nhãn cầu có thêm một lớp kính sẽ làm cho mắt thiếu oxy, do đó làm cho giác mạc bị nhiễm khuẩn, gây loét và các biến chứng khác.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ giúp các thầy cô giáo và các em học sinh hiểu rõ hơn về các cách phòng chống các yếu tố độc hại cũng như một số bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Kính mong các thầy cô giáo, các em học sinh đến thư viện nhà trường tìm đọc!